BlogKhoa Học

Tê Giác Trắng Đực Cuối Cùng Sudan & Nỗ lực hồi sinh loài này

663
tê giác trắng đực cuối cùng sudan

Tê Giác Trắng Đực Cuối là chủ đề được Google đăng hình ảnh đồ họa tưởng nhớ vào ngày 20/12 để tưởng nhớ tới cái chết của chú tê giác trắng đực cuối cùng Sudan vào năm 2018

Hình ảnh “Lời tạm biệt cuối cùng” là cuộc chia ly đẫm nước mắt của Sudan ở khoảnh khắc trước khi chết tại Khu bảo tồn Động vật Hoang dã Ol Pejeta, miền bắc Kenya – gây chú ý và ảnh hưởng rộng rãi được chụp bởi nhiếp ảnh gia người Mỹ Ami Vitale

Thông tin về Sudan

Sudan sinh ra ở Shambe, ngày nay là Nam Sudan vào năm 1973. Nó được cho là con tê giác trắng phương Bắc cuối cùng sinh ra trong tự nhiên. Năm 1976, nó được đưa đến vườn thú Dvůr Králové ở Czech, có chiều cao 1,8 m và nặng khoảng 2.200 kg (tương đương trọng lượng của một chiếc ô tô hạng trung) và có hai tê giác con.

tê giác trắng
Tê giác trắng – cũng giống như các họ hàng của nó – là những sinh vật khổng lồ, nặng tới hơn 2 tấn. (Ảnh: Ami Vitale)

Năm 2009, sau khi loài tê giác trắng phương Bắc bị tuyên bố tuyệt chủng trong tự nhiên, bốn tê giác gồm Sudan, tê giác con Najin và tê giác cháu Fatu được chuyển trở lại môi trường sống bản địa ở châu Phi. Các nhà bảo tồn hy vọng rằng môi trường tự nhiên ở Kenya của Khu bảo tồn Ol Pejeta sẽ khuyến khích việc sinh sản giữa tê giác, nhưng trong vài năm, các bác sĩ thú y đưa ra kết luận, có thể chúng sẽ không thể sinh sản tự nhiên.

Tuy nhiên, vẫn còn hy vọng với các loài đang bên bờ vực tuyệt chủng khi các nhà khoa học đang nỗ lực phát triển các kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Hiện tại, di sản của Sudan còn lại Najin và Fatu, hai con tê giác trắng phương bắc cuối cùng trên thế giới. (theo VTC)

Cảnh báo từ cái chết của tê giác trắng đực cuối cùng Sudan

Hình ảnh cái chết của Sudan là lời cảnh báo về tình trạng bên bờ vực tuyệt chủng của một số loài động vật hoang dã, đặc biệt các loài là nạn nhân của nạn săn trộm, môi trường sống của chúng bị con người can thiệp nghiêm trọng.

tê giác trắng đực cuối cùng chết
Sừng tê giác có giá trị nên những kẻ săn trộm dùng mọi thủ đoạn để chiếm đoạt

Theo Tổ chức Save the Rhino, cuối năm 1960, khoảng 2.360 con tê giác trắng phương Bắc sinh sống ở các nước Tchad, Cộng hòa Trung Phi, Sudan, Cộng hòa Dân chủ Congo và Uganda. Nhưng đến năm 1984, chúng bị săn trộm tràn lan và chỉ còn khoảng 15 con.

Hiện thế giới chỉ còn lại đúng 2 tê giác trắng, nhưng đều là giống cái. Trong nỗ lực bảo tồn loài động vật này, các nhà khoa học tìm cách lấy được trứng của chúng để thụ tinh trong ống nghiệm.

Những hình ảnh cuối cùng của Sundan

tê giác trắng đực cuối cùng sudan
Joseph Wachira, nhân viên khu Bảo tồn Ol Pejeta ở Kenya, nói lời tạm biệt với Sudan. Phân loài này chỉ còn 2 con cái. (Ảnh: Ami Vitale/National Geographic Creative)
Nhân viên khu bảo tồn cho Sudan ăn. (Ảnh: EPA-EFE)
Nhân viên khu bảo tồn cho Sudan ăn. (Ảnh: EPA-EFE)
Sudan là một phần trong nỗ lực nhằm cứu phân loài tê giác trắng khỏi bị tuyệt chủng. (Ảnh: DAI KUROKAWA/EPA-EFE)
Sudan là một phần trong nỗ lực nhằm cứu phân loài tê giác trắng khỏi bị tuyệt chủng. (Ảnh: DAI KUROKAWA/EPA-EFE)
Một nhân viên kiểm lâm chăm sóc Sudan năm 2017. (Ảnh: AP)
Một nhân viên kiểm lâm chăm sóc Sudan năm 2017. (Ảnh: AP)
Sudan chết vì các vấn đề sức khỏe. Nó bị thoái hóa cơ và xương, cộng thêm nhiều vết thương trên da. (Ảnh: Yaron Schmid/ Magnus News)
Sudan chết vì các vấn đề sức khỏe. Nó bị thoái hóa cơ và xương, cộng thêm nhiều vết thương trên da. (Ảnh: Yaron Schmid/ Magnus News)

Nỗ lực hồi sinh loài tê giác trắng trong phòng thí nghiệm

Sau khi Sudan chết đi, trên thế giới chỉ còn sót lại 2 con tê giác trắng là mẹ nó Najin và con gái Fatu. Để cứu loài động vật này khỏi nguy cơ tuyệt chủng, các chuyên gia bảo tồn đã lên kế hoạch thu thập trứng từ 2 con tê giác cái và tiến hành thụ tinh nhân tạo với tinh trùng đông lạnh từ con đực đã chết với hy vọng có thể tạo ra phôi thai mới.

Nhóm nghiên cứu tiến hành lấy trứng của tê giác Fatu - Ảnh: CNN/AMI VITALE, NAT GEO IMAGE COLLECTION
Nhóm nghiên cứu tiến hành lấy trứng của tê giác Fatu – Ảnh: CNN/AMI VITALE, NAT GEO IMAGE COLLECTION

Thật may mắn khi công cuộc nghiên cứu bước đầu có thành công vào tháng 8/2019. Trong năm 2019 đã có ba phôi thai tê giác trắng được tạo ra. Thời gian gần đây, một nhóm chuyên gia quốc tế đến từ Viện Nghiên cứu Động vật hoang dã Leibniz đã thông báo rằng họ đã tạo thêm được 2 phôi thai nữa. Như vậy, đã có tổng cộng 5 phôi thai tê giác trắng phương Bắc thuần chủng được tạo ra. Bước tiếp theo là phải tìm tê giác trắng phương Nam thích hợp để mang thai hộ và sinh con.

Đây là một trong những bước tiến vô cùng quan trọng để cứu rỗi tê giác trắng trên bờ vực diệt vong.

5 ( 1 bình chọn )

Ánh Sáng

https://anhsang.edu.vn
Anhsang.edu.vn là một trong những trang web đánh giá sản phẩm/dịch vụ lớn nhất và toàn diện nhất trên web, với hàng chục ngàn đánh giá và xếp hạng uy tín

Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Kết nối với chúng tôi

Xem nhiều

Chủ đề

Bài viết mới

Xem thêm