Bảng Tuần Hoàn Hóa Học như một cuốn sổ tay giúp cho các cô các trò tra cứu trong quá trình học Môn Hóa. Dưới đây là bảng tuần hoàn hóa học dành cho lớp 8, lớp 9, lớp 10 rất rõ nét và đầy đủ giúp các bạn có thể dễ dàng tra cứu
Download bảng tuần hoàn hóa học Pdf
Trong trường hợp bạn cần tải bảng tuần hoàn hóa học pdf để dành cho mục đích lưu trữ bạn có thể tải các phiên bản của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học tùy vào mục đích
- Tải bảng tuần hoàn màu: Phiên Bản 1 – Phiên Bản 2
- Tải bảng tuần hoàn đen trắng: Tại Đây
Tùy vào mục đích để in màu hoặc in đen trắng mà bạn có thể lựa chọn bản phù hợp
Hướng dẫn cách xem bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bạn cần chú ý đến những thành phần sau đây trong bảng tuần hoàn hóa học
- Số nguyên tử: Cách gọi khác là số proton của 1 nguyên tố hóa học là số proton được tìm thấy trong hạt nhân của 1 nguyên tử. Là số điện tích của hạt nhân. Số nguyên tử giúp xác định duy nhất một nguyên tố hóa học. Số nguyên tử cũng bằng số electron trong một nguyên tử trung hòa về điện.
- Nguyên tử khối trung bình: Các nguyên tố hóa học là hỗn hợp của nhiều đồng vị với tỉ lệ phần trăm số nguyên tử xác định. Nên nguyên tử khối của các nguyên tố có nhiều đồng vị là nguyên tử khối trung bình của hỗn hợp các đồng vị có tính đến tỉ lệ phần trăm số nguyên tử tương ứng.
- Độ âm điện: Độ âm điện của 1 nguyên tử là khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học. Quy tắc: Độ âm điện của nguyên tử nguyên tố càng lớn thì tính phi kim nguyên tố đó càng mạnh và ngược lại.
- Cấu hình electron: Cấu hình electron nguyên tử cho biết sự phân bố các electron trong lớp vỏ nguyên tử ở các trạng thái năng lượng khác nhau hay ở các vùng hiện diện của chúng.
- Số oxi hóa: Là số áp cho một nguyên tử hay nhóm nguyên tử. Nhờ số oxi hóa, chúng ta có thể nhận biết được số electron trao đổi khi một chất bị oxi hóa hoặc bị khử trong một phản ứng.
- Tên nguyên tố: Là 1 chất hóa học tinh khiết, bao gồm 1 kiểu nguyên tử, được phân biệt bởi số hiệu nguyên tử, là số lượng proton có trong mỗi hạt nhân.
- Ký hiệu hóa học: Trong hóa học, ký hiệu là tên viết tắt của một nguyên tố hóa học đó. Biểu tượng cho các nguyên tố hóa học thường bao gồm 1 hoặc 2 chữ cái trong bảng chữ cái Latin và được viết với chữ cái đầu tiên viết hoa. Các biểu tượng trước đó cho các nguyên tố hóa học bắt nguồn từ từ vựng cổ điển Latin và Hy Lạp.
Mẹo ghi nhớ bảng tuần hoàn hóa học
Dưới đây là những cách ghi nhớ bảng tuần hoàn hóa học được rất nhiều các bạn truyền miệng cũng như các cô dạy lại cho các trò:
- Ghi nhớ 10 nguyên tố đầu tiên: Chỉ cần ghi nhớ và thành thạo 10 nguyên tố đầu tghiên trong bảng, bạn sẽ tìm ra quy luật cho các giá trị nguyên tố tiếp theo. Sau đó, bạn sử dụng phương pháp so sánh với giá trị đã học.
- Dán vào nơi hay nhìn: Một số bạn cũng chọn phương pháp in ra và dán trên bàn học hoặc cặp sách nơi mà thường ngày bạn đều có thể nhìn thấy và ôn luyện
Hãy nhớ dãy kim loại dễ dàng nhất: K Na Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au – “Khi nào cần may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng áo phi âu”
Và còn rất nhiều cách nhớ khác được truyền tụng trong giới học sinh. Bạn hãy chịu khó tìm hiểu vì hiện nay trên internet rất nhiều nếu bạn là người chịu khó và chủ động tiếp cận thông tin thì việc học thuộc bảng tuần hoàn là điều rất đơn giản
Lịch sử ra đời bảng tuần hoàn hóa học Mendeleev
Nhà hóa học Dimitri Mendeleev người Nga phát minh bảng tuần hoàn hóa học vào năm 1869. Ông phát minh là bảng để sắp xếp chu kỳ các nguyên tố hóa học, để nhận biết và có quy luật dễ học hơn. Bố cục của bảng tuần hoàn hóa học ngày nay đã được tinh chỉnh và mở rộng dần theo thời gian khi mà các nguyên tố dần được phát hiện. Tuy nhiên, các hình thức hiển thị cơ bản vẫn khá giống với thiết kế nguyên thủy
Hiện nay ứng dụng từ phát minh bảng tuần hoàn của Dimitri Mendeleev là khá rộng rãi trong quá trình học và thực hành nghiên cứu và trong cả thực tiễn
Ý kiến bạn đọc (0)