Tam thất bắc vốn là dược liệu quý từ ngàn năm nay. Rất nhiều hợp chất trong cây tam thất bắc có dược tính cao, cực kỳ tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt là với người cao tuổi. Dưới đây là những chia sẻ từ chủ cửa hàng tam thất Lào Cai tại 174 Trần Đại Nghĩa, Hai Bà Trưng, Hà Nội:
Nguồn gốc tam thất bắc và một số thông tin quan trọng người dùng cần biết
Là một đơn vị trồng, phát triển và kinh doanh thành phẩm tam thất bắc từ năm 2014, cửa hàng Tam Thất Lào Cai đã có thời gian rất dài nghiên cứu chi tiết về loài cây quý vốn thuộc họ nhân sâm này.
Trao đổi với chủ cửa hàng, ông Duy Khiêm cho biết “Hiện nay không chỉ thị trường tam thất bắc mà cả thị trường dược liệu nói chung còn rất thiếu sót trong việc cung cấp thông tin chính xác về dược liệu đến người sử dụng. Việc này dẫn đến thiếu hiệu quả trong sử dụng, mất quyền lợi cho người mua và nhiều rủi ro khác”.
Để chắc chắn về giá thành, chủng loại, chất lượng, khách hàng nhất định phải nắm được một số thông tin sau:
Tìm hiểu về tam thất bắc
Tam thất bắc là giống cây thuộc họ nhân sâm. Về cơ bản, nó có đầy đủ các tính chất sinh trưởng, cấu tạo sinh học cũng như các hợp chất giống các loài sâm khác cùng họ. Điều này tạo ra tính đặc thù về mặt dược tính, rất dễ nhận biết. Những vùng có thể trồng được giống cây này là Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, một số vùng núi cao trên 1600m so với mực nước biển.
Những hợp chất quý trong tam thất có thể kể đến: Các saponin nhân sâm (gensenosid), saponin tam thất (notoginsenosid), dencichin, acid hữu cơ, flavonoid, acid amin
Ở Việt Nam, tam thất bắc thường được bán phổ biến dưới dạng củ khô, nụ hoa khô. Có một số ít đơn vị điều chế các viên tổng hợp bột tam thất với một số vị thuốc đông y khác như bột nghệ, xạ đen vân vân. Đa số là dạng bán thành phẩm, tức là chỉ phơi khô và đóng gói. Còn thiếu rất nhiều khâu như bảo quản, hút chân không hay bao bì (hộp kín, lọ kín) để bảo vệ khỏi hơi ẩm.
Đên như củ tam thất
Dân gian có câu “đen như củ tam thất”, đây là vấn đề gây hiểu lầm đã lâu. Thời phong kiến, củ tam thất lấy ở rừng núi Hoàng Liên Sơn hay còn gọi là Sâm Hoàng Liên là sản vật tiến vua, cống chúa. Cây tam thất hoang sống ở những nơi ẩm thấp, ít ánh sáng, trên núi cao và gần khe suối nơi có mặt đấn mùn, xốp. Khi nhổ lên thì nhiều bùn đất nên có vỏ ngoài màu đen.
Trên thực tế, ruột củ tam thất có các màu nâu, vàng, trắng, tím. Những màu sắc này không quyết định quá nhiều đến khác biệt về tỷ lệ hợp chất.
Có bao nhiêu lạoi tam thất?
Trả lời câu hỏi này, ông Duy Khiêm cho chúng tôi biết:
“Đối với nhân sâm Châu Á nói chung, hiện nay có khoảng 26 loại, trong đó chỉ mới hơn một nửa trong số này được công bố trên TRO, WCSP và được công nhận, Việt Nam nổi tiếng có 2 loại là Panax Stipuleanatus (tam thất rừng), Panax Vietnamensis Ha Grush V (Sâm ngọc linh).
Ngoài ra có thể kể đến sâm Lang Biang và sâm Lai Châu.
Ở Việt Nam chúng ta gọi chung 2 loại tam thất rừng (Panax Stipuleanatus) và tam thất trồng vườn (Panax notoginseng / Panax Pseudogiseng) là tam thất bắc. Tuy nhiên giá trị thị trường là hoàn toàn khác nhau.”
Giá bán tam thất bắc hiện nay trên thị trường
“Do việc thiếu thông tin chính xác đến tay người dùng, nên đây là một vấn đề mà tôi cho rằng các nhà quản lý thị trường cần sớm đi sâu vào để có sự ổn định, tránh những thiệt hại cho người mua, người dùng.” Ông Duy Khiêm chia sẻ.
Mặt bằng chung, thị trường nhân sâm cũng như tam thất trên toàn cầu ảnh hưởng rất lớn bởi thị trường Trung Quốc. Do họ có tỷ trọng quá lớn trong ngành này, nên các biến động giá ở các nước lân cận như Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản đều chịu tác động một khi họ tăng hoặc giảm giá. Thậm chí đối với một số mặt hàng nhân sâm đã có thương hiệu toàn cầu của Hàn Quốc cũng không tránh khỏi.
Đối với giá tam thất bắc thành phẩm củ tam thất từ vườn trồng tại Lào Cai, sau khi phơi khô mỗi kg có giá từ 800.000đ – 1.500.000đ theo tuổi thọ và trọng lượng củ.
Lợi ích của tam thất với sức khỏe
Như chúng tôi đã nói ở trên, tam thất bắc là loại cây dược liệu quý, có rất nhiều tác dụng lớn đối với sức khỏe con người. Cụ thể:
Phần nụ tam thất, hoa, lá và quả tam thất dùng để pha trà, hãm nước sôi, nếu là nụ tươi có thể dùng làm thực phẩm với tác dụng an thần, giãn tĩnh mạch, ngủ ngon, điều hòa huyết áp.
Phần củ tam thất và củ tam thất đã xay thành bột là phần tích tụ nhiều hợp chất quý giúp cơ thể phục hồi sinh lực, tăng cường thể lực, chữa rất nhiều bệnh về máu, viêm loét nội tạng, dạ dày, tá tràng, làm lành các vết thương, bầm dập, u tím..
Ý kiến bạn đọc (0)