Học Tập

Luận Văn Tốt Nghiệp Là Gì & 6 Bước Làm Luận Văn Đạt Điểm Cao

3431
luận văn tốt nghiệp là gì, luận văn tốt nghiệp mẫu, luận văn tốt nghiệp, luận văn tốt nghiệp đại học, mẫu luận văn tốt nghiệp, những bài văn tốt nghiệp hay nhất, luận văn tốt nghiệp tiếng anh là gì, làm luận văn tốt nghiệp, viết luận văn tốt nghiệp, khoá luận tốt nghiệp

Luận văn tốt nghiệp là gì? Có lẽ đây vẫn là khái niệm khá lạ lẫm đối với những bạn học sinh hay sinh viên mới bước vào môi trường đại học. Vậy hãy để bài viết này giải đáp cho bạn nhé.

Định nghĩa về luận văn tốt nghiệp

Luận văn tốt nghiệp hay còn được gọi là khóa luận tốt nghiệp dành cho các bạn sinh viên đang ở năm cuối. Đây là một công trình nghiên cứu khoa học trên hình thức một văn bản, nói tới một chủ đề bất kì được phân công nghiên cứu hoặc theo sự lựa chọn của người làm luận văn.

Luận văn tốt nghiệp là một phần vô cùng quan trọng trong chương trình học của các sinh viên năm cuối nhằm đúc kết lại những kỹ năng và kiến thức mà sinh viên đã được học trong quãng thời gian học đại học. Luận văn tốt nghiệp rất được chú trọng và đầu tư cả về kiến thức, thời gian và tâm huyết. Thông thường các sinh viên năm cuối khi viết khóa luận tốt nghiệp thường sẽ nhận được sự hướng dẫn từ các giảng viên phụ trách, giúp sinh viên đạt được kết quả cao nhất có thể. 

Luận văn tốt nghiệp đại học thường có quy mô khoảng 60-80 trang giấy, có thể dài hơn tuỳ vào năng lực của từng sinh viên và kéo dài khoảng từ 7-12 tuần, tuỳ vào phương thức tốt nghiệp mà sinh viên lựa chọn.

Có thể hữu ích với bạn: Danh sách Tài liệu tiếng anh cho quá trình làm luận văn

Mục tiêu của luận văn tốt nghiệp

Luận văn tốt nghiệp mang lại rất nhiều giá trị vô hình vô cùng hữu ích mà chỉ có ai trải qua rồi mới hiểu rõ được. Mục tiêu lớn nhất của luận văn tốt nghiệp chính là để đánh giá năng lực nhận thức của các sinh viên sau một quá trình học, giúp hệ thống lại các kiến thức đã học, rèn luyện tư duy, tự tìm ra và giải quyết vấn đề một cách độc lập và sáng tạo.

Khóa luận tốt nghiệp giúp chúng ta áp dụng những kiến thức lý thuyết trên sách vở vào nhìn nhận trên khía cạnh thực tiễn. Do đó khi tham gia thảo luận về khóa luận cùng các thầy cô hướng dẫn sẽ giúp sinh viên làm rõ rất nhiều vấn đề thực tiễn mà trong lý thuyết vốn không đề cập tới.

Khi làm xong luận văn thì sinh viên thường sẽ phải trải qua buổi bảo vệ khóa luận. Sinh viên sẽ đứng trước hội đồng chấm khóa luận để trình bày về ý tưởng luận văn của mình, đưa ra những lập luận để bảo vệ ý kiến cá nhân và trả lời các câu hỏi từ hội đồng. Điều này giúp sinh viên có thái độ tự tin, nắm rõ được vấn đề mình nghiên cứu đồng thời rèn luyện kỹ năng thuyết trình cũng như phản biện.

Các bước hoàn thành một bài luận văn tốt nghiệp

  • Lựa chọn chủ đề và tên đề tài luận văn

Trước khi bắt tay vào thực hiện luận văn thì sinh viên cần phải chắc chắn về chủ đề  mà bản thân hướng tới. Nên chọn những chủ đề có tính thời sự cao, thiết thực, được nhiều người quan tâm theo dõi và có đủ số liệu để có thể dễ dàng thuyết phục người đọc. Tiếp theo là, chọn cho chủ đề của bạn một cái tên.

Đề tài luận văn không nên mang tính chung chung, hay dùng những từ ngữ có tính khái quát như: một số, một vài, chỉ… Cần phải chú trọng sự sáng tạo, tạo nét độc đáo của riêng người làm nhưng vẫn tổng hợp được hết được nội dung của bài luận văn đó.

  • Lên kế hoạch nghiên cứu và xây dựng đề cương

Tiếp theo, các bạn sinh viên cần phải lên kế hoạch cho việc nghiên cứu và lập đề cương sơ bộ sau đó là đề cương chi tiết để có thể tạo nền móng cho việc viết luận văn. Đề cương sơ bộ chính là phần mục lục (outline) trong luận văn, còn đề cương chi tiết là thì bao gồm cả phần chương mở đầu của luận văn.

Cần phải trả lời những câu hỏi: Việc phân công vai trò (nếu như làm việc nhóm); phụ trách việc gì? thời gian thực hiện là bao lâu? Khi nào cần phải hoàn thiện? Có như vậy thì các bạn mới có thể giữ vững và theo kịp tiến độ của khoá luận tốt nghiệp.

  • Trình bày đề cương với  giáo viên hướng dẫn và bàn luận

Đây chính là bước quan trọng để ấn định nội dung luận văn của bạn. Nhờ vào kiến thức và sự hướng dẫn của thầy cô mà đề cương bài luận văn của bạn sẽ được hoàn thiện hơn, đi đúng hướng hơn. Nếu như vẫn còn hoang mang và phân vân về đề tài thì đây chính là thời điểm để bạn xin ý kiến tham khảo của các giáo viên. Họ sẽ giúp các bạn định hướng đến những đề tài phù hợp với khả năng và kiến thức của bạn. 

Sau khi giáo viên hướng dẫn đã duyệt outline bài luận văn của bạn thì hãy bắt đầu vào việc thực hiện thôi.

  • Sưu tầm tài liệu và lưu trữ 

Sau khi hoàn thành cách bước trên thì sinh viên sẽ phải sưu tầm, chọn lọc đầy đủ những nguồn tài liệu đáng tin cậy từ chính phủ hoặc những tổ chức uy tín như: IMF, WTO… để lấy số liệu và lưu trữ lại thành một danh sách để khi cần dùng tới tài liệu tham khảo sẽ không xảy ra tình trạng mất nguồn hay tốn nhiều thời gian tìm lại.

  • Viết luận văn

Sau khi đã hoàn thành các bước chuẩn bị ở trên, sinh viên sẽ bắt tay luôn vào công cuộc viết luận văn theo những thông tin và dữ liệu mà mình đã tìm kiếm được. Hãy kết hợp những tài liệu và kiến thức mà bản thân sưu tầm được để củng cố tính liên quan của bài luận văn một cách chặt chẽ nhất. Trong quá trình viết luận văn hãy nên nộp và xin ý kiến về những phần chưa hoàn hảo từ những giáo viên hướng dẫn nữa nhé.

  • Bảo vệ luận văn

Đây là sẽ là bước cuối cùng trong công cuộc làm khoá luận tốt nghiệp của bạn. Trước khi chính thức bảo vệ luận văn, các bạn sinh viên nên tóm lược bài luận văn của mình theo một cách tổng quát nhất để có thể nắm vững nội dung cũng như mục đích chính của luận văn.

Hình thức và nội dung của một bài luận văn tốt nghiệp

Về hình thức

+ Cách trình bày

Luận văn thường được trình bày trên giấy A4, có phần bìa cứng in màu đỏ hoặc xanh với các quy định cụ thể về lề trên – dưới – trái – phải, kiểu chữ – cỡ chữ,… tuỳ từng trường đại học sẽ có một yêu cầu khác nhau. 

+ Cách liệt kê và trích dẫn tài liệu tham khảo

  • Đánh số tài liệu tham khảo theo số thứ tự, đặt trong ngoặc vuông
  • Thông tin trích dẫn lại nguyên văn thì phải đặt trong dấu ngoặc kép
  • Số tài liệu được trích dẫn có thể đặt trước hoặc sau thông tin trích dẫn
  • Đối với tài liệu trên Internet, cần ghi rõ địa chỉ của trang và ngày truy cập cuối cùng mà trang web vẫn còn hiệu lực.
  • Trình bày phải theo format chung và một cách nhất quán từ đầu đến cuối luận văn.

Về nội dung

  • Bìa luận văn: bao gồm thông tin về luận văn: tên đề tài; tên tác giả, lớp, khóa, khoa – trường; tên giáo viên hướng dẫn; tháng, năm viết luận văn.
  • Mục lục: liệt kê tên các chương, các mục lớn, nhỏ trong chương và đánh số trang.
  • Danh sách bảng biểu và  hình vẽ: liệt kê tên, đánh số trang các hình vẽ và bảng, biểu đồ trong luận văn.
  • Danh sách từ viết tắt: liệt kê (cả bằng tiếng Anh) và giải thích nghĩa các từ viết tắt được sử dụng.
  • Nhận xét của giáo viên hướng dẫn: đây là phần đánh giá của giảng viên hướng dẫn sau khi sinh viên đã hoàn thành luận văn.
  • Lời cảm ơn: phần để bày tỏ lòng biết ơn đến những người đã giúp đỡ sinh viên hoàn thành khóa luận.
  • Phần mở đầu: nêu vấn đề mà luận văn cần làm rõ, phạm vi của luận văn, phương pháp thực hiện, mục đích của luận văn và trình bày tóm tắt nội dung của các chương.
  • Nội dung các chương: Chương đầu là phần về cơ sở lý thuyết, chương hai là phân tích về thực trạng của vấn đề nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết đưa ra ở chương đầu và chương cuối là nêu ra các biện pháp ứng dụng để giải quyết vấn đề của luận văn.
  • Kết luận: nhấn mạnh những vấn đề đã được giải quyết và nêu ra các tồn tại chưa được giải quyết đồng thời đưa ra các kiến nghị, đề xuất.
  • Tài liệu tham khảo: liệt kê danh sách tài liệu tham khảo đã sử dụng trong luận văn.
  • Phụ lục: những thông tin có liên quan đến nội dung được trình bày trong luận văn nhưng khó thêm vào phần chính vì gây rườm rà.

Kinh nghiệm hữu ích khi làm luận văn tốt nghiệp

– Về việc chọn các bài luận văn tham khảo, nên chọn các luận văn có đề tài gần giống với đề tài luận văn đang thực hiện hoặc có chung ngành và có bố cục tốt.

– Sinh viên nên tìm thông tin từ nhiều nguồn như: sách, báo, tạp chí, báo cáo nước ngoài hay các công trình nghiên cứu khoa học để đa dạng nội dung cho bài luận.

– Về phần cơ sở lý thuyết, thay vì copy y nguyên từ các nguồn tham khảo, sinh viên nên trình bày theo cách hiểu của mình để tạo sự khác biệt và có những dẫn chứng, ví dụ minh họa cụ thể.

– Nếu các sinh viên đề tài luận văn tương tự nhau hoặc có điểm chung thì nên phối hợp trong việc tìm và chia sẻ tài liệu tham khảo giúp nhau đỡ tốn thời gian và công sức.

– Nên báo cáo tiến độ thực hiện luận văn định kỳ cho Giảng viên hướng dẫn kể cả không được yêu cầu, để biết mình đang làm đúng hay sai để có thể sửa đổi và bổ sung kịp thời. 

– Tần suất trao đổi với giảng viên nên là từ 1 – 2 tuần/ lần, sinh viên có thể gặp trực tiếp hoặc trao đổi qua email. Nội dung trao đổi trực tiếp, không rườm rà tránh làm mất thời gian của các giảng viên vì các thầy cô còn rất nhiều công việc khác chứ không chỉ mình hướng dẫn các bạn.

– Trước khi in luận văn chính thức để nộp, cần kiểm tra kỹ về chính tả, các định dạng văn bản, số trang trong bài và trên mục lục.

Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm thực hiện luận văn tốt nghiệp rất hữu ích dành cho các bạn sinh viên năm cuối. Hy vọng rằng qua bài viết, người đọc đã hiểu được luận văn tốt nghiệp là gì và chuẩn bị thật tốt cho khoá luận tốt nghiệp của mình. 

5 ( 1 bình chọn )

Ánh Sáng

https://anhsang.edu.vn
Anhsang.edu.vn là một trong những trang web đánh giá sản phẩm/dịch vụ lớn nhất và toàn diện nhất trên web, với hàng chục ngàn đánh giá và xếp hạng uy tín

Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Kết nối với chúng tôi

Xem nhiều

Chủ đề

Bài viết mới

Xem thêm