Học Tập

【Truyện Cười Là Gì】 Mục Đích & Phân Loại Truyện Cười

2172
truyện cười là gì

Người ta thường nói rằng “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, những câu truyện cười trong đời sống thường nhật mang lại cho chúng ta những cảm xúc vui vẻ, sảng khoái và xua tan đi mọi vất vả, buồn đau. Vậy truyện cười là gì? Gồm những thể loại nào và ý nghĩa của chúng trong lĩnh vực văn học ra sao? Cùng Ánh Sáng tìm hiểu ngay nhé!

1. Truyện cười là gì?

Truyện cười chính là một trong những thể loại nằm trong nền tảng văn học dân gian của dân tộc. Truyện cười Việt với nét đặc trưng riêng, mượn những tình huống hài hước trong cuộc sống để tạo tiếng cười, nhưng đôi khi cũng mang tính châm biếm, mỉa mai được khắc họa dưới những ngôn ngữ dí dỏm. Chắc hẳn ai trong mỗi chúng ta cũng từng đọc qua những thể loại truyện cười như Truyện tiếu lâm, Trạng Quỳnh, truyện trào phúng,…

Bạn có thể tìm đọc: Top 5 câu truyện cười dân gian châm biếm hay nhất

truyện cười là gì

2. Hiện tượng cười

Một câu chuyện cười thành công sẽ tạo ra tiếng cười một cách tự nhiên, được chia làm 2 loại chính là tiếng cười sinh học và tiếng cười tâm lý xã hội. Tiếng cười sinh học sẽ tự phát ra do bản thân con người trong vô thức theo bản năng. Mặt khác, tiếng cười tâm lý xã hội được tạo ra một cách phức tạp và tinh tế, gồm tán thưởng và phê phán. Trong đó, tán thưởng thể hiện sự đồng tình, mến mộ và yêu thích. Còn cười phê phán lại chính là sự châm biếm, khinh ghét và phủ nhận.

3. Mục đích và chủ đề của truyện cười

Truyện cười Việt xuất hiện đa dạng với nhiều tên gọi, mang đến những mục đích gây cười khác nhau. Ví dụ:

3.1 Tiếng cười giải trí, mua vui

Nằm trong mục truyện hài hước, yếu tố giải trí sẽ luôn được đặt lên hàng đầu, song song với đó là sự lồng ghép tính phê phán được thể hiện một cách nhẹ nhàng. Phê phán ở đây chính là nhắc về lẽ trái tự nhiên hay sự ngược đời của con người dẫn đến thói xấu hay nhưng lầm lỡ, hớ hênh. Một số mẩu chuyện mua vui nổi tiếng có thể được kể đến như Tay ải tay ai, Ăn vụng gặp nhau, Tam đại con gà, …

mục đích của truyện cười là

3.2 Tiếng cười phê bình, giáo dục

Tính giáo dục hay phê bình thường được khắc họa và lồng ghép nhiều trong các câu chuyện cười trào phúng nhằm lên án thói hư, tật xấu trong một bộ phận nhân dân. Bản chất của loại hình này rất khác so với những khía cạnh thường được khai thác trong các câu chuyện ca dao hay cổ tích. Một số truyện cười trào phúng hay như Sợ quá nói nhiều, Áo mới lợn cưới hay Hội sợ vợ…

3.3 Tiếng cười mang tính đả kích

Truyện cười trào phúng thù mang những yếu tố phê phán bậc cao hơn nhằm đả kích hay vạch trần sự ác độc, xấu xa thường được sáng tác để phản ánh bản chất của giai cấp trong xã hội phong kiến xưa. Đặc biệt nhất trong hệ thống truyện cười nổi tiếng được biết đến chính là “Trạng Quỳnh”, với lối hành văn lên án, phê phán cùng những yếu tố đã kích cao, chĩa mũi giáo vào bọn vua chúa thối nát. Ngoài ra, còn có một số truyện cười tiêu biểu như Thần bia trả nghĩa, Quan huyện thanh liêm, Chỉ có một con ma, …

4. Phân loại truyện cười

Dựa theo kết cấu mà phân loại truyện cười thành dạng truyện cười kết chuỗi và không kết chuỗi.

4.1 Truyện cười kết chuỗi

Ví dụ như:

  • Trạng Lợn: Đa số các câu chuyện đều xoay quanh nhân vật trung tâm, chính là đối tượng gây cười thể hiện sự phê phán.
  • Trạng Quỳnh: Xoay quanh nhân vật chính là Trạng Quỳnh với sự nhanh nhẹn, mưu trí, thông minh và dũng cảm đối đầu với cái các qua các tình huống gây cười mang tính tán thưởng, khen ngợi.

4.2 Truyện cười không kết chuỗi

Chúng ta vẫn thường nghe về 3 loại hình gồm truyện tiếu lâm, truyện khôi hài và truyện trào phúng. Cả 3 thể loại kể trên đều nằm trong dạng truyện cười không kết chuỗi với những đặc điểm phân loại như:

  • Truyện tiếu lâm chính là những câu chuyện gây cười mạnh mẽ bởi yếu tố tục trong cuộc sống. (Ví dụ: Thơm rồi lại thối, Đầy tớ, Trời sinh ra thế, …)
  • Truyện khôi hài chủ yếu đem đến tiếng cười với mục đích giải trí. (Ví dụ: Thầy đồ toàn tập, Tay ải tay ai, …)
  • Truyện trào phúng thường thiên về sự lên án hay phê bình những thói hư cũng như hiện tượng xấu trong cuộc sống đời thường. (Ví dụ: Nam mô boong, Lạy cụ đề ạ, Phú hộ ngã sông, …)

5. Nghệ thuật gây cười

Nhắc đến truyện cười thì ngoài yếu tố nội dung còn cần phải đặc biệt chú ý đến tính nghệ thuật của nó để thấy rõ được cái hay được lồng ghép một cách tinh tế trong mỗi câu chuyện.

5.1 Nhân vật trong truyện cười

Trung tâm gây cười đa số dựa vào những hành vi cũng như cách ứng xử của nhân vật trong hoàn cảnh cụ thể. Trong đó, nhân vật sẽ không mang một số phận cụ thể như trong truyện ngắn hay truyện cổ tích, mà chỉ là lát cắt nhỏ biểu thị một thói quen hay hành động nhỏ trong đời sống và có thể gây cười. Song vì thế mà các câu chuyện cười thường rất ngắn.

truyện cười là gì

5.2 Kết cấu truyện cười

Cái đặc sắc trong mỗi câu chuyện cười nằm ở chính kết cấu của nó. Thông thường sẽ gồm 3 phần:

  • Phần 1: Giới thiệu về tình huống gây cười với tuyến nhân vật được xuất hiện.
  • Phần 2: Nội dung được phát triển lên đến cao trào và gây cười.
  • Phần 3: Phơi bày ra cái đáng cười, kết chuyện.

5.3 Phương pháp văn học 

Phương pháp văn học được đưa vào truyện cười một cách linh hoạt như phóng đại sự việc, tạo yếu tố bất ngờ hay sử dụng yếu tố nhân hóa, ẩn dụ trong từng hoàn cảnh. 

Hy vọng thông qua bài viết của Ánh Sáng, bạn đọc đã hiểu rõ Truyện cười là gì? Phân loại cũng như mục đích sáng tác của thể loại này.

5 ( 1 bình chọn )

Ánh Sáng

https://anhsang.edu.vn
Anhsang.edu.vn là một trong những trang web đánh giá sản phẩm/dịch vụ lớn nhất và toàn diện nhất trên web, với hàng chục ngàn đánh giá và xếp hạng uy tín

Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Kết nối với chúng tôi

Xem nhiều

Chủ đề

Bài viết mới

Xem thêm